Bí quyết khi “nhảy việc” khác ngành thành công
Một CV được viết theo trình tự thời gian ở đây là không phù hợp, bạn cần một CV theo cách kiệt kê các kinh nghiệm từ các công việc bạn đã làm. Trong đó hãy nhấn mạnh những kỹ
Lần cuối cùng tìm việc, bạn chỉ tìm kiếm vị trí công việc trong lĩnh vực bạn đang làm hiện tại? Trong khi đó mọi người lại không biết rằng sẽ dễ dàng và nhiều cơ hội hơn nhiều nếu tìm việc trong những lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là làm sao có thể tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng khi bạn không có kinh nghiệm liên quan trực tiếp. Bí quyết ở đây là bạn cần thể hiện được cho nhà tuyển dụng thấy các kỹ năng bạn có cũng tương tự những gì họ yêu cầu.
Nếu bạn là một trong những người đang muốn tìm cho mình một công việc mới và lại trong lĩnh vực khác thì dưới đây là 3 bước giúp bạn tìm được thành công:
1. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt các thông tin liên quan
Vì là một ứng viên xin tuyển vào một lĩnh vực mới nên điều quan trọng là bạn cần thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Để làm được như vậy bạn phải học cách nói đúng “ngôn ngữ” của lĩnh vực đó. Ví dụ, nếu bạn định ứng tuyển vào vị trí người tổ chức sự kiện của công ty, bạn cần biết chính xác công việc của vị trí này là gì? Nó khác như thế nào so với một vị trí như vậy nhưng tại một ngành khác? Kỹ năng và kiến thức nào vị trí này đòi hỏi?
Thêm vào đó, bạn cần mở rộng mối quan hệ, tìm những người quen biết đang làm việc trong lĩnh vực đó. Tận dụng tối đa các mối quan hệ đó và thông qua mọi phương tiện thông tin bạn biết để tìm kiếm thông tin về ngành đó càng nhiều càng tốt. Đặc biệt hãy tìm những đặc điểm nổi trội và đặc trưng của ngành đó. Ví dụ, với vị trí của nhân viên an ninh mạng, nhà tuyển dụng sẽ mong muốn ứng viên có thêm một bằng cấp đặc biệt nào đó.
2. Đánh giá xem liệu kỹ năng của mình phù hợp với ngành nào nhất?
Mọi người thường không nhận ra được những kỹ năng “linh hoạt” của họ và biết rằng chúng có thể “vận hành” tốt trong những loại lĩnh vực nào? Một khi bạn đã quyết tâm “nhảy việc” sang một lĩnh vực mới thì bạn cần tự đánh giá lại những gì mình đang có tốt ở mức nào? Hãy viết ra một danh sách các khả năng và kinh nghiệm của bản thân hiện tại và đưa cho ai đó có kinh nghiệm và hiểu biết nhận xét xem liệu với chúng bạn nên tìm việc trong ngành nào là phù hợp. Hoặc bạn có cần trau dồi thêm kiến thức nào nữa?
Nếu được bạn có thể trực tiếp trao đổi với bộ phận nhân sự của công ty bạn đang nhắm tới. Những kiến thức cần thiết và có thể là một số câu chuyện có thật trong quá trình tuyển dụng của công ty trước đây để lấy kinh nghiệm.
3. Hãy viết một CV theo kinh nghiệm công việc
Một CV được viết theo trình tự thời gian ở đây là không phù hợp, bạn cần một CV theo cách kiệt kê các kinh nghiệm từ các công việc bạn đã làm. Trong đó hãy nhấn mạnh những kỹ năng chính bạn có để làm “lu mờ” đi sự quan trọng của các kinh nghiệm đặc trưng trong công việc này. Sau đó là một số thông tin cơ bản và phổ biến như thông tin cá nhân, kỹ năng vi tính,…
CV mẫu:
Mục tiêu: Nên là một câu ngắn gọn nói rõ vị trí mà bạn đang tìm kiếm.
Kinh nghiệm chuyên môn: Đây có thể coi là phần chính của CV, được dùng để nhấn mạnh những kỹ năng, kiến thức mà bạn có. Bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng đó cũng phù hợp và có thể phát huy tốt trong lĩnh vực này. Ví dụ, nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng (sales person) thì kinh nghiệm bạn cần có là kinh nghiệm tiếp thị, bán hàng hoặc kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo.
Các công việc trước: Mục này chỉ như một mục cung cấp thông tin về tiểu sử ứng viên cho nhà tuyển dụng nên bạn không cần viết quá dài. Đơn giản chỉ là ghi lại tên công ty nơi bạn đã từng làm việc kèm thời gian.
Leave a Reply