Kinh nghiệm nhảy việc trong năm 2017
Để nhà tuyển dụng có ấn tượng với bạn, bạn cần phải đảm bảo rằng mọi thông tin về vị trí bạn ứng tuyển và công ty này bạn đều nắm rõ như thể bạn đang là nhân viên của họ vậy.
Bạn là người thích nhảy việc hay chỉ đơn giản là bạn muốn thay đổi vì bạn đã làm công việc hiện tại quá lâu rồi. Nhưng bạn đắn đo không dám quyết định vì tình hình kinh tế đang ngày một xấu đi.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, năm 2009 này, nếu bạn muốn nhảy việc, bạn nên tham khảo vài lời khuyên có ích từ các chuyên gia việc làm.
Hỏi đúng người
Irena Chalmers, tác giả cuốn “Food Jobs: 150 Great Jobs for Culinary Students, Career Changers and Food Lovers” nói rằng: “Nếu bạn đang muốn nhảy việc, người bạn nên hỏi ý kiến lúc này đó chính là những người mà yêu quý bạn nhất. Bởi vì họ là những người luôn mong muốn điều tốt đẹp và may mắn đến với bạn”.
Hơn nữa, đó nên là người hiểu rõ cuộc sống và tâm lý của bạn để biết rằng lý do bạn muốn nhảy việc có hợp lý không hay với khả năng đó của bạn thì cơ hội thành công là bao nhiêu phần trăm?
Họ không chỉ cần có kinh nghiệm trong quá trình tìm việc mà còn phải biết các kỹ năng làm sao hòa hợp nhanh nhất vào môi trường làm việc mới.
Tạo mạng lưới các mối quan hệ
Trong thời gian còn đi làm, việc mở rộng các mối quan hệ không chỉ trong mà còn cả bên ngoài công ty là điều cần thiết và hữu ích. Rất nhiều người vì ngại tiếp xúc và mở rộng mối quan hệ mà khi mất việc hoặc muốn thay đổi công việc đã không biết nên bắt đầu từ đâu. Những người thông minh và chuyên nghiệp là những người có mối quan hệ rộng và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhờ thế họ có được nhiều nguồn thông tin và sự giúp đỡ khi cần thiết.
Để giữ vững những mối quan hệ này bạn nên lên kế hoạch hàng tuần hoặc hàng tháng mời họ ra ngoài uống nước, ăn tối,… đặc biệt là với những người bạn cho là có tiềm năng và muốn xây dựng mối quan hệ công việc lâu dài. Vào những lúc như vậy, mọi người thường nói chuyện cởi mở và chia sẻ với nhau nhiều điều hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các tổ chức việc làm hoặc các câu lạc bộ của những người cùng ngành để có thể “giới thiệu” bản thân tới những người đang có nhu cầu tuyển dụng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm trong nghề khác.
In danh thiếp
Trong thời buổi này, một tấm danh thiếp là không thể thiếu. Vài lần gặp nhau, vài lời giới thiệu sơ qua không thể giúp đối tác nhớ mãi tên, địa chỉ liên lạc và chuyên môn của bạn. Ngoài ra, khi bạn đang trong quá trình tìm việc thì điện thoại, thư điện tử và mọi phương tiện liên lạc khác phải luôn trong tình trạng sẵn sàng.
Tạo ấn tượng khó quên
Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, thị trường lao động ngày một khốc liệt hơn như hiện nay thì không có chỗ cho những sai lầm. Thư xin việc, thư giới thiệu bản thân của bạn phải hoàn mỹ: không lỗi đánh máy, không sai mẫu,… Thêm vào đó, nếu được lọt tiếp vào vòng phỏng vấn, bạn phải chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn để đảm bảo rằng bạn là người đã từng đi làm, đã có kinh nghiệm sẽ khác như thế nào so với những người lần đầu tiên.
Để nhà tuyển dụng có ấn tượng với bạn, bạn cần phải đảm bảo rằng mọi thông tin về vị trí bạn ứng tuyển và công ty này bạn đều nắm rõ như thể bạn đang là nhân viên của họ vậy.
Leave a Reply